Lịch sử Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc

Hình lịch sử của Cột Chúa Ba Ngôi tại Quảng trường Thượng Olomouc

Theo đánh giá của ICOMOS về di sản này thì: "việc dựng cột Đức Mẹ Maria kiểu Baroque tại các quảng trường thành phố là 1 hiện tượng hậu Công đồng Tridentinô. Nguồn gốc việc mô tả bằng hình tượng của nó nằm trong Sách Khải Huyền (Tân Ước). Mẫu căn bản được lấy từ cột ở Nhà thờ Đức Bà CảRoma, từ thập niên 1610.

Cột đài đáng khâm phục này là tuyệt phẩm của nhiều nghệ sĩ và các thợ thủ công bậc thầy, nhưng đa số họ không được nhin thấy công trình của mình hoàn tất. Người đầu tiên qua đời khi làm công trình này là kiến trúc sư Wenzel Render, người đưa ra ý tưởng dựng 1 cột đài, thuyết phục hội đồng thành phố, thiết kế, xây dựng giai đoạn đầu và giúp đỡ tài chính. Các người theo sau ông ta như Franz Thoneck, Johann Wenzel Rokický và Augustin Scholtz cũng không sống tới ngày công trình được hoàn thành. Công trình được Johann Ignaz Rokický hoàn tất. Việc trang trí công trình điêu khắc hoành tráng này được Phillip Sattler khởi sự. Sau khi ông ta qua đời, Andreas Zahner kế tục công trình và làm 18 tượng điêu khắc cùng 9 hình đắp nổi trong vòng 7 năm trước khi qua đời. Người thợ kim hoàn Simon Forstner - người mạ vàng các tượng điêu khắc Chúa Ba NgôiĐức Mẹ lên trời bằng đồng đỏ - đã may mắn hơn vì đã hoàn thành công việc sáng chói của mình. Tuy nhiên, ông ta đã bị mất sức khỏe vì đã sử dụng hợp chất thủy ngân độc hại trong quá trình mạ.

Bản sao bằng đá mạ vàng 1 viên đạn do súng pháo của quân đội Phổ bắn vào cột đài khi vây hãm thành phố Olomouc năm 1758

Sau khi Cột Chúa Ba Ngội hoàn thành năm 1754, người dân thành phố Olomouc rất hãnh diện, vì mọi người đã góp công góp của vào việc xây dựng. Cột được khánh thành trong buổi lễ lớn do nữ hoàng Maria Theresia của Áo cùng chồng là Francis I chủ trì.

Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ vào năm 1756 giữa liên minh Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển - Sachsen... và nước Phổ; vào năm 1758, sau chiến thắng oanh liệt trong trận Leuthen, vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế tiến hành vây hãm thành phố Olomouc.[1] Cột Chúa Ba Ngôi bị trúng đạn pháo của Quân đội Phổ nhiều lần,. Người dân Olomouc đã can đảm tới gặp viên tướng Phổ, yêu cầu đừng bắn vào đài thiêng này. Tướng Francis Edward James Keith của Phổ đã đáp ứng nguyện vọng của dân. Quân Phổ không đạt được thắng lợi, phải rút quân về xứ Bohemia.[2] Ngay sau chiến tranh, cột được sửa chữa ngay. Một bản sao viên đạn bằng đá đã được chôn 1 nửa tại chỗ trúng đạn để nhắc nhở dân chúng về biên cố đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc http://www.discoverczech.com/olomouc/holy-trinity-... http://www.olomouc-tourism.cz/index.php?lang=2&kat... http://www.restaurovani.cz/olomouc/english.htm http://whc.unesco.org/archive/advisory_body_evalua... http://whc.unesco.org/en/list/859rev http://whc.unesco.org/pg.cfm?cid=31&id_site=859 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://books.google.com.vn/books?id=2dvKLNxwVSkC&p... https://commons.wikimedia.org/wiki/Holy_Trinity_Co... https://commons.wikimedia.org/wiki/Marian_and_Holy...